Ý Nghĩa Lễ Hội Té Nước-Cambodian Water Festival-Bon Om Touk của người Campuchia.
Hằng nay, vào dịp lễ Hội Bon Om Touk, hàng nghìn người từ khắp mọi nơi sẽ đổ về các thành phố lớn để tham dự các chương trình của mùa lễ hội. Phnom Penh sẽ tổ chức chương trình trên dòng Tonle Sap, ngay phía trước Hoàng Cung Hoàng Gia Vương Quốc Campuchia.
Người dân, và hàng trăm đoàn thuyền đua từ nhiều miền đất khác trong cả nước đổ về Phnom Penh để tham dự mùa lễ hội.
Lễ hội Bon Om Touk -Cambodian Water Festival có một ý nghĩa lớn trong đời sống văn hóa của người dân Campuchia.
Mỗi năm đến ngày này, các bà con trong cả nước chuẩn bị Hoa quả, Cớm mới, để dâng cúng cho các vị thần mà người dân tin rằng họ đang dõi theo và bảo vệ cho mọi người dân Campuchia. người thứ nhất, Ok Ambok vị thần nữ, làm nhiệm vụ điều hòa khí hậu, giúp cho mưa gió thuận hòa, bảo vệ mùa màng và nhà cửa, vật nuôi của người dân. Người thứ 2, Sampeah Preah Khai, Thần Thỏ vị thần được nhắc đến trong truyền thuyết nhân gian của người Khmer. Biểu tượng cho lòng dũng mãnh, cương trực, công bằng, sự lương thiện. Lễ cúng thường được người dân tổ chức vào lúc khuya của đêm trăng tròn. Trẻ em tin rằng có một vị thần Thỏ ở trên mặt trăng, luôn theo dõi còn người, nhìn thấy những lễ cúng mà cha mẹ chúng đang dâng cúng lên cho các vị thần trong mùa lễ hội Bon om Touk. Thỏ cũng là biểu tượng của một trong 12 con giáp trong văn Hóa Người Campuchia. Khác với văn hóa Việt Nam, năm Mão (năm mèo) thì người Campuchia gọi năm đó là năm con Thỏ.
Mùa lễ hội cũng là dịp người thân họ hàng được gặp nhau, cùng nhau vui chơi hội sau mùa mưa lũ kéo dài, các trẻ nhỏ được nghỉ học, ở nhà vui chơi cùng với cha mẹ và người thân. Chúng vui mừng vì một món quà ngon mà thường vào dịp lễ chúng mới được thỏa sức ăn, cớm nếp mới, ăn với cơm dừa, công đoạn là ra món cớm nóng chính là một nét văn hóa đặc trưng, cớm mới ra lò, cùng cả nhà làm để dâng cúng ông bà tổ tiên, các vị thần linh, Đức phật…
Lễ hội có một lịch sử lâu đời, vào thời vua Jayavarman VII, sau chiến thắng của giặc ngoại xâm ở thế kỷ 12, họ đã tổ chức ăn mừng vào đúng dịp lễ. Và lễ hội Đua ghe Ngo cũng bắt đầu từ đó. Các chiến sĩ tham dự cuộc đua, như là một cuộc diễn tập, tuyển chọn những người giỏi cho Hải Quân của Đất nước.
Ngày nay, lễ hội là vui chơi giải trí, rèn luyện sức khỏe, tinh thần tập thể của các đội tham gia. Trên một chiếc ghe Ngo, cả trăm người cùng ngồi trên một chiếc thuyền, không hề có bánh lái, động cơ duy nhất là sức lực chung một lòng của tất cả các thủy thủ, ở cuối thuyền sẽ có một người chịu trách nhiệm cầm lái. người ở đầu thường chính là chỉ huy trưởng, trong tiếng trống tiếng gọi để thúc đẩy mọi người chiến đấu vì mục tiêu trước mặt. Đầu thuyền là một vũ công Apsara, người có ý nghĩa kết nối với các vị thần, cầu mong chiến thắng cho đội mình, vũ điệu đẹp giúp cho các thủy thủ đoàn đua hướng tới niềm hân hoan bỏ đi sự mệt mỏi.
Người viết bài
Dr.Siha
www.sihatours.com/ www.sihavn.com
————————————–
#sihatours; #sihavn; #dulichphnompenh; #dulichcampuchia
Mọi liên hệ đặt tour và tư vấn tour Du lịch Campuchia hãy liên hệ ngay hôm nay để nhận những ưu đãi chuyên biệt.
Mail: sihatours@gmail.com,
Phone: +855 (0)88 508 1523
Viber, Skype, Zalo, Facebook đều có thể liên hệ với chúng tôi trong và cả ngoài Campuchia, VN, Thái Lan,….